-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách bố trí đèn rọi ray sao cho phù hợp
26/02/2021 Đăng bởi: Nguyễn Đông HảiNhờ vào cách sử dụng đặc biệt của mình mà đèn ray rọi đã và đang được sử dụng trong hầu hết không gian như nhà ở, shop thời trang, siêu thị, trung tâm thương mại,... vậy lựa chọn và bố trí đèn rọi ray thế nào sao cho tối ưu được khả năng chiếu sáng, thế nên trong bài viết này tôi muốn chia sẽ kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc.
Lợi ích khi sử dụng đèn rọi ray chiếu sáng trong không gian:
Đèn rọi ray được sử dụng lắp đặt trên thanh ray có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho đèn, thế nên chúng còn có tên gọi khác là đèn thanh ray, đèn led rọi ray, đèn led gắn ray,...Lợi thế của loại đèn này là có thể linh hoạt điều chỉnh xoay hay hướng sáng tùy ý, bên cạnh đó nhờ vào lắp đặt trên thanh ray mà đèn chó thể dời hay thay đổi vị trí tùy thích trong phạm vi chiều dài thanh ray.
Đèn rọi ray cũng giống như các loại đèn led thông thường, mang lại những ưu điểm vượt trội của các dòng đèn led hiện nay như tiết kiệm điện, tuổi thọ cao, không phát sinh quá nhiều nhiệt lượng khi sử dụng,...
Một số đặc điểm khi sử dụng đèn rọi ray:
- Đèn Led rọi ray có đặc điểm là ánh sáng tập trung, cường độ cao. Với chỉ số hoàn màu cao cho ánh sáng có màu sắc chân thực, vật thể trở nên sống động hơn. Điều này giúp làm nổi bật vật thể được chiếu sáng, tạo điểm nhấn cho không gian trưng bày.
- Đèn Led rọi ray có khả năng điều chỉnh góc chiếu linh hoạt, đèn có thể di chuyển trên thanh ray sẽ tạo khối cho vật thể thêm sắc nét, sống động và chân thực.
- Ánh sáng đèn rọi ray ánh sáng đa dạng – trắng, vàng, trung tính phù hợp với nhiều không gian từ cổ điển, huyền bí, sang trọng tới hiện đại, năng động, sáng tạo.
- Công suất và kích thước đa dạng cũng là một trong những điểm cộng về lợi ích khi người sử dụng lựa chọn đèn Led thanh ray cho không gian.
Cách bố trí và lắp đặt đèn rọi ray sao cho tối ưu được khả năng chiếu sáng:
Hiệu quả là thế, nhưng để có được trải nghiệm tốt nhất, Đèn rọi ray phải được sử dụng một cách hiệu quả qua việc lựa chọn và bố trí, xác định rõ ràng nhu cầu chiếu sáng, tính toán hợp lý khoảng cách cũng như công suất khi lắp đặt hơn thế nữa phải đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng.
1. Xác định diện tích không gian cần lắp đặt đèn rọi ray:
Diện tích không gian có thể xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn công suất phù hợp, tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cho bạn dễ hình dung như:
- Đối với không gian trần cao (thông thường > 3m) bạn nên lựa chọn những mẫu đèn rọi ray có có công suất là 20 – 50w mới có thể đảm bảo được độ sáng.
- Đối với không gian có trần thấp từ 2m – 3m bạn nên lựa chọn đèn rọi ray công suất từ 12w – 20w
- Còn đối với các mẫu trần thấp hơn 2m chúng ta nên xử dụng đèn rọi ray có công suất nhỏ hơn 10w để phù hợp với không gian cần chiếu sáng
2. Khoảng cách lắp đặt đèn hợp lý:
Khoảng cách lắp đặt hợp lý sẽ đảm bảo cho việc chiếu sáng của đèn một cách hợp lý, tạo điểm nhấn cho sản phẩm,vật thể cần chiếu sáng mà không quá gắc hay thiếu ánh sáng.
Khoảng cách giao động từ đèn đến vật cần chiếu sáng từ 50 – 70cm là hợp lý, với những không gian rộng bạn có thể sử dụng khoảng cách từ 30 – 50 tính từ mặt đèn rọi đến đồ vât chiếu sáng.
3. Màu sắc và ánh sáng:
Tùy thuộc và nhu cầu và không gian mà người dùng lựa chọn đèn rọi ray sao cho phù hợp, đây có thể xem là sở thích cá nhân nhưng tôi sẽ gợi ý với người dùng theo kinh nghiệm như
- Đèn rọi ray với hai tông màu chủ yếu là vỏ trắng và đen, đèn rọi ray phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Thông thường khách hàng hay sử dụng những màu vỏ đen khác với tông màu của trần điều này làm tôn được điểm nhấn của khu vực trang trí.
- Tùy từng không gian cũng như vật thể được chiếu sáng mà chúng ta lựa chọn màu sắc ánh sáng cho phù hợp. Đối với không gian cổ điển, sang trọng ta nên sử dụng ánh sáng vàng. Những không gian phóng khoáng hơn ta nên lựa chọn ánh sáng trắng...
4. Lắp đặt an toàn:
Lắp đặt đèn đảm bảo an toàn sẽ giúp người dùng an tâm trong quá trình sửu dụng, tránh tác hại không đáng có như chập điện hay cháy nổ bằng cách tuân thủ 6 bước sau.
Bước 1: Hãy đảm bảo đèn rọi ray và thanh ray của bạn không bị lỗi gì khác bằng việc kiểm tra sơ bộ bằng mắt thường
Bước 2: Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn
Bước 3: Cố định thanh ray trên vị trí cần lắp đặt (tường nhà, trần nhà…)
Bước 4: Luồn dây nguồn qua và bắt vít vào 2 cực bên trong hộp: Lắp vỏ hộp kết nối nguồn và vặn vít vào như ban đầu. Cố định dây dẫn điện bằng các vít đã có sẵn trong đầu thanh ray.
Bước 5: Cài chân đèn vào thanh ray sau đó bịt đầu còn lại của thanh ray: Vặn nút để 2 bộ phận này nằm ở vị trí song song với thanh ray sau đó lắp chân đèn vào khe giữa của thanh ray và vặn nút trên thanh ray để đảm bảo chân giữ, chân đồng dẫn điện ở đế thanh ray đã được nằm vuông góc với thanh ray.
Bước 6: Bật nguồn điện và điều chỉnh góc chiếu sáng theo nhu cầu chiếu sáng: Sau khi đã chắc chắn đèn rọi ray và thanh ray của bạn đã hoạt động ổn định, chúng ta tiến hành lắp đặt trên trần nhà.
Lựa chọn đèn rọi ray thương hiệu uy tín:
Việc lựa chọn một thương hiệu uy tín sẽ giúp người dùng an tâm khi sử dụng, chất lượng được đảm bảo an toàn khi sử dụng
một số thương hiệu đèn uy tín như KINGLED, MPE, DUHAL, KOSOOM,...
Đèn Ray Nam Châm Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi Thường Gặp (18/07/2024)
Đèn Rọi Ray Loại Nào Tốt Nhất? Hướng Dẫn Chọn Đèn Rọi Ray Phù Hợp (17/07/2024)
Đèn LED Ray Nam Châm Mini Là Gì? Ưu Điểm Của Đèn Rọi Ray Nam Châm Mini (08/07/2024)
Thanh Ray Tiếp Điện Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất Tương Lai (18/06/2024)
Ổ Cắm Điện Là Gì? Vai Trò Của Ổ Điện Trong Cuộc Sống (15/06/2024)
Vì Sao Nên Sử Dụng Hệ Thống Ổ Cắm Điện Gắn Thanh Ray GSS? (12/06/2024)