Cách lắp đặt aptomat chống giật

16/08/2022 Đăng bởi: Đỗ Hoàng Khải

Aptomat chống giật (Bộ ngắt mạch dư có quá tải) hay CB Chống giật là thiết bị điện an toàn tiện lợi, ngoài việc đóng ngắt tự động dòng điện khi có sự cố ngắn mạch hay quá tải xảy ra, chúng còn có thể bảo vệ người dùng khi chẳng may bị điện giật, ngày nay aptomat chống giật được sử dụng phổ biến trong cả dân dụng và công nghiệp để bảo vệ người dùng và tài sản, trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ giới thiệu tổng quan về sản phẩm và hướng dẫn Cách lắp đặt aptomat chống giật sao cho đúng cách nhằm tối đa hóa công năng sản phẩm.

Cách lắp đặt aptomat chống giật

Tổng quan về aptomat chống giật, cấu tạo nguyên lý và phân loại sản phẩm

Trước tiên chúng ta phải biết Aptomat hoạt động thế nào, người dùng có thể hiểu đơn giản Aptomat là một thiết bị công tắc tổng dành cho các thiết bị điện có trong nhà, thay vì đóng mở trên 1 line như công tắc điện, aptomat lại an toàn hơn khi có thể đóng mở đồng thời trên cả 2 line, bên cạnh đó Aptomat còn tự động đóng ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra như chập chạm hay quá tải, vô cùng an toàn.

Cách lắp đặt aptomat chống giật

Aptomat chống giật hiện đại và an toàn hơn khi có thể bảo vệ người dùng khi chẳng may bị điện giật bằng việc liên tục theo dõi và so sánh 2 dòng điện năng đi qua mà tôi sẽ giải thích rỏ hơn trong phần cấu tạo, cb chống giật đặc biệt an toàn khi nhà có trẻ nhỏ hay môi trường thường xuyên bị âm ướt hay đơn giản là người dùng không rành về điện.

Cách lắp đặt aptomat chống giật

Cấu tạo aptomat chống giật

Tùy vào thiết kế theo công năng sử dụng mà người dùng có thể bắt gặp chúng ở hình dạng khác nhau, tuy nhiên có thể dễ dàng nhìn thất nhất ở thiết kế dạng mcb gắn thanh ray trong dân dụng, đặc điểm phân biệt được thông qua nút test được tích hợp bên ngoài sản phẩm, aptomat chống giật cấu tạo bao gồm

  • Tiếp điểm lưỡng kim dùng để ngắt mạch khi quá tải. Nó được thiết kế, không thay đổi đặc tính vật lý của dòng điện danh định.
  • Máng hồ quang là một thiết bị dập tắt vòm được sử dụng để bảo vệ cầu dao trong khi ngắt mạch điện.
  • Cần điều khiển, nó cho biết trạng thái của RCBO, khi tay cầm theo hướng lên, nó được gọi là Bật, nếu nó hướng xuống thì gọi là Tắt / tắt.
  • Một cuộn dây từ với cụm pít tông được sử dụng để ngắt cầu dao trong các sự cố quá tải như quá dòng tức thời, ngắn mạch và lỗi chạm đất.
  • Vỏ bọc được gia công bằng vật liệu cách nhiệt sử dụng để gắn kết tất cả các cơ cấu bên trong.
  • Vít đầu cuối được sử dụng để kết nối RCBO với các mạch bên ngoài.
  • Cuộn dây chạm đất lỗi được sử dụng để ngắt mạch dưới sự cố chạm đất như thể hiện trong hình.

Cách lắp đặt aptomat chống giật

Nguyên lý làm việc của aptomat chống giật

Aptomat chống giật hoạt động dựa trên việc so sánh cường dộ dòng điện chạy qua 2 dây nóng lạnh (N,L) thông qua cuộn cảm từ so dòng rò sao cho tổng số pha bé hơn Z, ngoài việc thông qua cuộn từ, một số loại chống giật trên thị trường còn được sử dụng cả mạch điện tử để so sánh dòng rò xuống đất. với cb chống giật, nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò rỉ là 15mA - 500mA tùy loại.

 

  • Với aptomat chống giật dùng cho 1 pha: nhà sản xuất cho 2 dây N + L đi qua 1 cảm từ hình xuyến, đây là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (N+L đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp, Như chúng ta biết dòng điện đi ra ở dây N về dây L và ngược lại là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau.giả sử 2 dòng điện bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng bằng không. Nếu điện áp qua 2 line bị rò, dòng điện trên 2 line khác nhau, hai từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng, dòng điện này được đưa vào IC để kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn ví dụ là 15mA thì IC sẽ cấp điện cho Triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat. Để phát hiện dòng rò lớn vài trăm mA thì không cần dùng đến IC (vì mạch điện IC phức tạp và chi phí cao) mà dùng ngay lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt aptomat.  
  • Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 3 dây: tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.
  • Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 4 dây: tương tự như trên với 3 dây pha và dây trung tính đi qua tâm biến dòng. 

Cách lắp đặt aptomat chống giật

Hướng dẫn các bước lắp đặt aptomat chống giật và phương pháp bảo quản

Việc lắp đặt aptomat đúng cách sẽ giúp sản phẩm hoạt động tốt khi xự cố xảy ra, trước hết người dùng nên khảo sát và tính toán xem vị trí lắp đặt ở đâu?điều kiện môi trường nơi lắp có đảm bảo an toàn hay tính toán dòng cắt định mức sao cho phù hợp với thiết bị, tránh tình trạng dư thừa. Vị trí lắp đặt lý tưởng nhất là sau nguồn tổng hay cb tổng (sau cb tổng nhà điện cấp cho bạn)

Sơ đồ hoạt động của aptomat chống giật

Các bước lắp đặt aptomat

Bước 1:

  •  Ngắt toàn bộ nguồn điện của hệ thống điện

Bước 2: 

  • cố định aptomat chống giật vào tủ hoặc bảng điện, nên sử dụng bảng điện có nắp đậy để bảo vệ khỏi độ ẩm tốt nhất.
  • Khi bắt vít cho aptomat, bạn nên lưu ý bắt thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện. Đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.

Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật.

  • Khi đấu dây điện cho aptomat chống giật thì nguồn AC sẽ được gắn vào đầu line, đầu ra sẽ được gắn với phụ tải vào các cọc load.
  • Bạn không nên đấu ngược lại bởi rất dễ gây ra hiện tượng chập cháy gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Dây nóng đấu vào cọc L, dây nguội đấu vào cọc N.
  • Nếu aptomat chống giật của bạn không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.

Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt

  • Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật cho hệ thống điện của mình, bạn không nên chủ quan sử dụng ngay mà nên kiểm tra lại một lượt để xem aptomat có hoạt động ổn định không để điều chỉnh kịp thời.

Phương pháp bảo quản sử dụng lâu dài

Để sử dụng thiết bị bên hơn, người dùng cần chọn đúng thông số công suất, định mức phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, lắp đặt tại nơi có điều kiện lý tưởng hoặc sử dụng cùng tủ điện bảo vệ, thường xuyên kiểm tra độ nhạy của thiết bị thông qua nút TEST(1 tháng 1 lần), lựa chọn thương hiệu uy tín, tránh mua hàng kém chất lượng, độ bên không cao, độ nhạy thấp.

Cách kiểm tra aptomat sau khi lắp

Cách 1: Đơn giản nhất là nhấn nút Test ký hiệu T trên CB chống giật, nếu mạch điện bị ngắt thì CB nhà bạn vẫn sử dụng bình thường. Bạn nên kiểm tra hàng tháng để đảm bảo CB chống giật đang hoạt động tốt. Trong một số trường hợp do ở vùng có độ ẩm cao, thanh liên động để mở chốt gài bị rỉ sét, không dịch chuyển để ngắt điện được dù mạch điện tử còn tốt.

Cách 2: giả định sự cố bằng dây mas của tải không đấu qua CB, nên có công tắc để mở đóng tải. Khi cắt CB chống giật, bạn cần bật công tắc điện lúc này, CB sẽ tự động ngắt là được.

Tại sao cần phải lắp aptomat chống giật

Bảo vệ người dùng hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt an toàn khi nhà có trẻ nhỏ hay người dùng không rành về điện, an toàn khi luôn phải tiếp xúc với điện trong môi trường không đảm bảo như nước hay ẩm thấp

Cách lắp đặt aptomat chống giật

Tìm hiểu một số loại aptomat chống giật đánh giá tốt nhất hiện nay

Aptomat chống giật của hãng Schneider

Aptomat chống giật của hãng Panasonic

Aptomat chống giật của hãng Sino

 

 

Gửi bình luận của bạn:

Liên hệ chúng tôi để được giá tốt và trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp 035 6976997

Thiết Bị Điện & Camera-Thúy Nhi

82/14/32A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM 035.697.6997 hoặc 035.609.6997 8:00 AM - 17:00 PM
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo